Nhận định Porto vs Chelsea (2 giờ sáng 8.4): 'Rồng xanh' tiếp tục gây địa chấn?
Với những khán giả yêu thích phim giờ vàng của VTV, Hà Việt Dũng không phải cái tên xa lạ. Anh từng xuất hiện trong nhiều tác phẩm như Bão ngầm, Anh có phải đàn ông không, Hành trình công lý, Cuộc chiến không giới tuyến và gần đây nhất là Độc đạo. Nam diễn viên mang vẻ đẹp trai lãng tử, chiều cao nổi bật, có thể thể hiện nhiều dạng vai khác nhau. Tuy nhiên ít ai biết, để chạm được những thành công như hiện tại, chàng trai dân tộc Mường này đã vượt qua không ít khó khăn. Hà Việt Dũng chia sẻ anh sinh ra ở huyện Tân Lạc, một vùng quê nghèo ở Hòa Bình. Thời điểm đó, vì gia đình khá khó khăn, từ nhỏ anh đã biết làm những công việc vặt phụ giúp bố mẹ, đi đốt lò vôi kiếm tiền mua sách vở."Những tháng hè, cả nhà tôi phải đi cào hến để bán, một rổ hến chỉ tầm 15.000 - 20.000 đồng. Nhà tôi không có ruộng, phải đong gạo từng bữa một. Có thời điểm, mẹ tôi phải đi vay 70.000 đồng để ăn tết. Tôi thấy cuộc sống thật sự bế tắc nên học xong cấp ba, tôi quyết định không học thêm nữa mà đi làm. Nhưng được một thời gian thì tôi có giấy gọi nhập ngũ và đi hai năm. Ra quân tôi cũng ở nhà một thời gian nhưng không có việc gì để làm nên quyết định Nam tiến tìm cơ hội. Khi đi, tôi xác định chỉ cần tìm vùng đất để thoát khỏi khó khăn của mình", nam diễn viên chia sẻ. Một mình bắt xe đò lặn lội vào miền Nam, Hà Việt Dũng cho biết anh bắt đầu mưu sinh bằng công việc đánh giấy nháp tại Đồng Tháp. Sau đó, nam diễn viên lại lên TP.HCM tìm việc, chọn những nơi được bao ăn, bao ở để khỏi phải thuê trọ. Anh từng làm việc tại nhà hàng tiệc cưới, được trả mức lương 1,4 triệu đồng/tháng. Theo nam diễn viên, cuộc đời anh trải qua nhiều bước ngoặc. Bởi khi làm phục vụ ở nhà hàng, Hà Việt Dũng được một người giới thiệu đi học người mẫu và sau đó bén duyên với nghề người mẫu. Từ cơ duyên này, anh được nhiều người biết đến, dần có cơ hội tham gia phim ảnh. Bên cạnh sự nghiệp thành công, Hà Việt Dũng còn được ngưỡng mộ bởi cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bên bà xã xinh đẹp Hà Thị Nhung, người dân tộc Thái. Cặp đôi kết hôn năm 2018 và đã có cô con gái 5 tuổi. Chia sẻ về chuyện quen nhau 2 tháng đã tiến tới hôn nhân, bà xã Hà Việt Dũng cho hay: "Tôi và anh Dũng quen biết nhau qua sự kết nối của một người em trong làng. Ban đầu, cả hai chưa nói chuyện với nhau nhiều, cũng có gián đoạn một thời gian. Tình cờ có lần tôi xem chương trình về anh Dũng và gia đình anh ấy thì thấy cảm động quá. Tôi mới chủ động nhắn tin cho anh và bắt đầu nói chuyện nhiều hơn. Anh Dũng là người dân tộc Mường, còn tôi là người dân tộc Thái. Thời điểm hai đứa quyết định đưa về nhà, hai nhà gặp nhau thì thấy chỉ có ngày đó là phù hợp nhất để cưới. Thế là hai vợ chồng gấp rút chuẩn bị đám cưới".Sau khi kết hôn, thời gian đầu vợ chồng Hà Việt Dũng lập nghiệp ở Đà Nẵng. Nam diễn viên thừa nhận giai đoạn đầu cũng gặp nhiều khó khăn vì cả hai thiếu kinh nghiệm làm kinh doanh. Đến khi tham gia bộ phim Bão ngầm, cả hai mới quyết định chuyển về lại Hòa Bình sinh sống để thuận tiện cho công việc. Nói về cuộc sống hôn nhân, nam diễn viên 8X cho biết vợ anh khá cá tính, mạnh mẽ, có thể chu toàn mọi việc để anh an tâm làm nghề. Anh bày tỏ hạnh phúc khi vợ rất thông cảm, thấu hiểu cho công việc của mình. Theo nam diễn viên, từ khi kết hôn, anh có mục tiêu rõ ràng hơn để chăm lo cho gia đình, vợ con.Cô gái Pháp sang Việt Nam tìm mẹ trong những ngày giáp Tết Ất Tỵ 2025
Đây là một phần quan trọng trong hành trình khắc phục những tổn thương mũi của cô nàng, dưới sự hỗ trợ của ThS-BS Nguyễn Tiến Huy, một chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực tái cấu trúc mũi biến chứng.Ngân 98 từng gặp phải tình trạng viêm mũi nghiêm trọng, một vấn đề không hiếm gặp với những khách hàng có tiền sử sửa mũi nhiều lần. Hiểu rõ tình trạng này, ThS-BS Nguyễn Tiến Huy đã thiết kế phác đồ điều trị cá nhân hóa, sử dụng kỹ thuật bọc trung bì để củng cố cấu trúc mũi, giảm thiểu nguy cơ tái viêm và biến chứng trong tương lai.Bọc trung bì sau khi rút sóng mũi là một giải pháp y khoa hiện đại, thường được áp dụng để xử lý các trường hợp biến chứng hoặc viêm sau nâng mũi. Sau khi rút sóng một số trường hợp biến chứng như viêm nhiễm, hoặc co rút da mũi có thể xảy ra khi không có biện pháp bảo vệ sau khi rút sóng. Lớp bọc trung bì giúp ngăn ngừa các tình trạng này, duy trì sức khỏe cho vùng mũi.Trong buổi tái khám, Ngân 98 cho biết cô rất hài lòng với sự cải thiện rõ rệt sau điều trị. Mũi không còn dấu hiệu viêm, dáng mũi vẫn giữ được độ cao tự nhiên, thanh thoát và hài hòa với khuôn mặt.Phương pháp bọc trung bì được áp dụng giúp tăng khả năng tái tạo, hạn chế tối đa nguy cơ biến chứng và mang lại sự ổn định lâu dài. Tại buổi tái khám, Ngân 98 không chỉ bày tỏ sự hài lòng với kết quả mà còn chia sẻ trải nghiệm điều trị nhẹ nhàng, hiệu quả. Đây không chỉ là hành trình lấy lại nhan sắc mà còn là minh chứng cho sự lựa chọn đúng đắn khi tin tưởng vào đội ngũ y tế chuyên môn cao tại SaiGon Venus.Hành trình của Ngân 98 tại SaiGon Venus một lần nữa khẳng định vị thế của trung tâm trong ngành thẩm mỹ. Với đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm và những công nghệ tiên tiến, nơi đây đã trở thành điểm đến đáng tin cậy để giải quyết những ca mũi phức tạp, mang lại sự an tâm cho khách hàng.Dành cho những ai đang gặp vấn đề với dáng mũi hoặc muốn thay đổi diện mạo một cách an toàn, hiệu quả, SaiGon Venus chắc chắn sẽ là người bạn đồng hành đáng tin cậy trên hành trình làm đẹp.
Nữ diễn viên bị chỉ trích vì cố tình loan tin hẹn hò với Jimin (BTS)
Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki cho biết, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản có mong muốn và tâm huyết tăng cường đầu tư, giao thương với Việt Nam. Các doanh nghiệp đều kỳ vọng sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam thời gian tới, nhất là với kỷ nguyên vươn mình, cuộc cách mạng về tinh gọn tổ chức bộ máy…Ông bày tỏ tin tưởng những kết quả đơn giản hóa thủ tục hành chính, đẩy nhanh việc ra các quyết định, cải thiện môi trường đầu tư của Chính phủ Việt Nam hiện nay sẽ giúp gia tăng đầu tư của Nhật Bản.Ông Ozasa Haruhiko, Trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) Hà Nội, cho biết qua khảo sát gần đây nhất với các doanh nghiệp Nhật Bản, một trong những quốc gia được kỳ vọng nhất là Việt Nam.Theo đó, hơn 60% doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam đánh giá có lãi trong năm 2024, cao nhất trong 5 năm qua. Các doanh nghiệp cũng dự đoán tăng trưởng mạnh mẽ, 56% doanh nghiệp có kế hoạch mở rộng hoạt động trong 1 - 2 năm tới, đứng đầu tại ASEAN và Việt Nam là một trong những quốc gia có động lực phát triển mạnh mẽ nhất.Tại tọa đàm, các doanh nghiệp và tổ chức của Nhật Bản như Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), Ngân hàng JBIC, các tập đoàn Moeco, Marubeni, Tokyo Gas, Shimizu, Sumitomo, Hitachi, Nippon Koei, Toyota, Aeon… đã trình bày cơ hội hợp tác.Đồng thời, đề xuất kiến nghị trong các lĩnh vực như năng lượng, triển khai đường sắt đô thị Hà Nội tuyến số 2 Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo, cao tốc Bắc - Nam đoạn Bến Lức - Long Thành, phát triển giao thông vùng đồng bằng sông Cửu Long, việc phát triển Trường đại học Việt - Nhật, thúc đẩy đầu tư hướng tới tương lai, triển khai các dự án ODA thế hệ mới…Trước quan tâm của doanh nghiệp Nhật Bản về Việt Nam quyết liệt tinh gọn bộ máy, Thủ tướng cho biết, mục tiêu là giảm thời gian, chi phí đầu vào, chi phí tuân thủ, giảm phiền hà, sách nhiễu cho người dân và doanh nghiệp, nâng cao năng suất lao động.Việc thực hiện cuộc cách mạng này và quá trình vận hành bộ máy mới cũng có thể phát sinh những vướng mắc, nhưng phía Việt Nam cam kết các cơ quan sẽ giải quyết nhanh chóng, không để ảnh hưởng tới người dân và doanh nghiệp.Với các vấn đề cụ thể, Thủ tướng giao Phó chủ tịch TP.HCM Bùi Xuân Cường, các cơ quan liên quan hoàn thành dứt điểm trước 30.4 các vấn đề liên quan thanh toán cho nhà thầu với dự án metro số 1 TP.HCM Bến Thành - Suối Tiên.Với Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn, Thủ tướng đã có nhiều cuộc làm việc, trao đổi với lãnh đạo Nhật Bản, Ngân hàng JBIC và các đối tác liên quan, Thủ tướng đề nghị JBIC khẩn trương, tích cực thực hiện các thỏa thuận, cam kết để cùng sớm tháo gỡ dứt điểm các khó khăn, vướng mắc cho dự án.Người đứng đầu Chính phủ Việt Nam cũng đề nghị phía Chính phủ, doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục quan tâm, thúc đẩy triển khai nhanh các dự án hợp tác trọng điểm, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ cao, mang tính biểu tượng trong quan hệ hai nước, điển hình như dự án hợp tác phóng vệ tinh vào quỹ đạo năm 2025.Cùng với đó, phía Nhật Bản tăng cường ODA thế hệ mới, mở rộng hơn, tăng quy mô, đơn giản hóa thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi để giải ngân nhanh hơn. Đồng thời, Thủ tướng mong các doanh nghiệp Nhật Bản đưa ra quyết định nhanh hơn và phối hợp với phía Việt Nam hài hòa hóa thủ tục.
Từ khi tốt nghiệp THPT vào năm 2017, Huỳnh Châu Nhật Minh (25 tuổi), sinh sống tại 869 Âu Cơ, P.Tân Sơn Nhì, Q.Tân Phú, TP.HCM, đã quyết định theo đuổi con đường nghề trang điểm cô dâu. Trang điểm tự do không giống như các công việc văn phòng hay những nghề nghiệp khác với chế độ lương, thưởng tết cố định, mà Minh phải tự lập kế hoạch và tìm kiếm khách hàng để duy trì thu nhập.Minh cho biết công việc trang điểm tự không có thu nhập ổn định theo tháng, mà thay vào đó là sự biến động phụ thuộc vào mùa vụ cưới hỏi. Trung bình mỗi tháng, Minh kiếm được khoảng 15 triệu đồng. Tuy nhiên, vào những tháng cận Tết Nguyên đán, khi mùa cưới hỏi trở nên sôi động, thu nhập có thể tăng gấp đôi, giúp Minh có một khoản tiền khá.Tuy nhiên, trong mỗi dịp tết đến, Minh lại là người lặng lẽ giữa những cuộc trò chuyện vui vẻ của bạn bè về các khoản tiền thưởng tết. Họ chia sẻ về những món quà hay phần thưởng nhận được từ công ty, nhưng Minh lại không có cơ hội để tham gia vào những câu chuyện ấy. Cô chia sẻ rằng mình chưa bao giờ nhận được một phần thưởng tết nào.Tuy nhiên, điều đó không khiến Minh cảm thấy buồn bã. Thay vào đó, cô luôn tận dụng thời gian cận tết để tranh thủ nhận nhiều khách hàng hơn.Với hơn 10 năm kinh nghiệm làm tự do, Trần Hữu Phát (29 tuổi, nghệ danh Eris Trần), đã khẳng định vị trí vững chắc trong ngành diễn họa thời trang. Bắt đầu sự nghiệp từ khi còn là sinh viên năm thứ ba tại Trường ĐH Tài chính - Marketing, Phát đã có cơ hội hợp tác với những thương hiệu nổi tiếng như: Cartier, Chanel, Dior, Burberry và Iris van Herpen…"Công việc của một nghệ sĩ diễn họa thời trang là vẽ lại các mẫu thiết kế từ sàn catwalk, phục vụ cho mục đích truyền thông của thương hiệu. Ngoài ra, mình còn nhận ý tưởng từ các nhà thiết kế và truyền đạt chúng qua bản vẽ", Phát chia sẻ.Phát cho biết không quá bận tâm đến việc nhận thưởng tết. Việc tự do lựa chọn công việc và tự chủ nguồn thu nhập chính là điều Phát coi trọng nhất trong suốt 10 năm qua."Là freelancer giúp mình có thể làm việc theo sở thích, tự quyết định thời gian và công việc. Thưởng tết không phải là điều quan trọng đối với mình," Phát chia sẻ.Nhiều năm làm tự do anh Nguyễn Thiệu Toàn (30 tuổi), cho biết chưa bao giờ cảm thấy chạnh lòng về việc không được thưởng tết. Giá trị thưởng tết phụ thuộc rất nhiều vào đặc thù ngành và mức độ áp lực công việc. Thưởng tết là phần thưởng cho sự nỗ lực vì nhân sự đã không bỏ cuộc giữa chừng dù công việc có khắc nghiệt.“Với freelancer, phần thưởng được định nghĩa khác. Đó là sự tự do, chủ động thời gian và đa dạng hóa trải nghiệm. Những người làm công ty 8 tiếng đồng hồ/ngày sẽ chạnh lòng khi nhìn thấy freelancer có được những phần thưởng đó hay không?”, anh Toàn chia sẻ.Anh Toàn cho biết với lĩnh vực marketing thay vì phải tập trung vào 1 công việc thì có thể làm đa dạng miễn phân chia thời gian và đảm bảo tiến độ. Cùng với sự trợ giúp của AI (trí tuệ nhân tạo), một người làm marketing tự do có thể thu nhập gấp vài lần khi cố định ở công ty, nhưng lại được tự do tuyệt đối. “Tưởng tượng, một ngày bạn thấy chán và áp lực, có thể bắt xe lên Đà Lạt ở một tuần mà vẫn có thể theo sát công việc. Khi đó bạn sẽ cảm thấy làm freelancer thật tuyệt vời và khoảng thưởng tết không còn quan trọng”, anh Toàn chia sẻ.Tiến sĩ Phan Thế Anh, Giám đốc chương trình marketing Khoa Quản trị kinh doanh, Trường ĐH Quốc tế Miền Đông (Bình Dương) cho biết thưởng tết là một khoản khích lệ quan trọng đối với nhiều người làm công ăn lương. Tuy nhiên, với nhiều freelancer, khái niệm này không tồn tại theo nghĩa truyền thống.Theo tiến sĩ Thế Anh điều này không có nghĩa là họ thiệt thòi. Thay vào đó, lại có những giá trị khác, thậm chí còn lớn hơn để bù đắp là sự chủ động về thu nhập. Thay vì chờ đợi một khoản tiền cố định vào cuối năm, freelancer có thể tự quyết định số tiền mình kiếm được. “Họ có thể nhận nhiều dự án hơn, tăng giá dịch vụ vào những thời điểm nhu cầu thị trường cao như dịp cuối năm. Đây là cơ hội để họ tự gia tăng thu nhập và tạo ra tiền thưởng cho chính mình khi những người khác nghỉ ngơi và đang có tâm lý nghỉ tết sớm”, tiến sĩ Thế Anh nói.Tiến sĩ Thế Anh cho biết freelancer có thể tham gia các khóa học trực tuyến từ các nền tảng như Coursera, Udemy hoặc LinkedIn Learning để học hỏi thêm kiến thức về quản trị tài chính, marketing kỹ thuật số, hoặc cách phát triển doanh nghiệp cá nhân. Những kiến thức này sẽ là nền tảng quan trọng để họ định hướng sự nghiệp lâu dài, tối ưu hóa thu nhập và giảm thiểu rủi ro khi làm việc tự do.Theo ông Vũ Bảo Thắng, sáng lập và giám đốc điều hành Meta Ecom Group cho biết nếu trong trường hợp thu nhập của freelancer quá khiêm tốn và tiền tiết kiệm chi tiêu tết không được nhiều thì hãy chuẩn bị thật kỹ từ trước. Freelancer nên xây dựng các dòng tiền, thu nhập thụ động.“Có rất nhiều công việc có thể đem lại những dòng thu nhập thụ động ví dụ như: viết ứng dụng, làm nội dung sáng tạo… Khi có những khoản thu nhập thụ động này, các freelancer cũng không phải quá bận tâm với việc có thưởng tết hay không nữa”, ông Thắng chia sẻ.Ông Thắng cho biết các hoạt động thưởng và đặc biệt là thưởng tết sẽ được doanh nghiệp dành cho các nhân viên chính thức nhằm khích lệ động viên sau một năm cống hiến. Việc này giúp họ có thêm động lực cho một năm làm việc mới, cũng như lộ trình gắn bó lâu dài với doanh nghiệp.“Trong khi công việc cho freelancer thường ngắn hạn và hợp đồng cộng tác viên theo dự án (đặc thù có thể nhận việc tại nhiều doanh nghiệp, tổ chức khác nhau). Theo chủ quan của tôi thì trong tương lai các doanh nghiệp cũng sẽ không có nhiều thay đổi về chính sách thưởng cho nhóm freelancer”, ông Thắng nhận định.
Tiến dần vạch đích, Happy One Central 'trở mình' ấn tượng
Chị Nguyễn Thị Liên Hương tốt nghiệp Khoa Sử ĐH Quốc gia Hà Nội, theo học chương trình ngôn ngữ Trung Quốc tại ĐH Văn hóa và ngôn ngữ Bắc Kinh, trước khi lấy bằng thạc sĩ chuyên ngành nghiên cứu Đông Nam Á của ĐH Chi Nan (Đài Loan). Chị từng là nghiên cứu viên tại Viện Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (VASS) gần 10 năm. Năm 2008, chị chuyển sang giảng dạy tiếng Việt và văn hóa Việt Nam tại ĐH Quốc lập Đài Loan (NTU).Trong khuôn viên chính tại Đài Bắc rộng 1 triệu m² của NTU, chị Liên Hương hướng dẫn chúng tôi tham quan những lớp học dạy tiếng Việt trong ngôi trường ĐH có thứ hạng của thế giới. Tới khu vực phòng giảng viên, chị Liên Hương bắt đầu câu chuyện một cách vui vẻ: "Nói về việc dạy học tiếng Việt thì có thể nói cả ngày". Bởi trong mỗi câu chuyện kể của chị dường như đều chất chứa tình yêu tiếng Việt, những đam mê nhiệt huyết với công việc dạy tiếng và truyền bá tình yêu quê hương Việt Nam với bạn bè thế giới.Nữ giảng viên chia sẻ: "Nếu có thêm một người yêu Việt Nam, có tình cảm tốt đẹp với Việt Nam, với mình đó là thành công. Do đó, công việc trên giảng đường ĐH nơi đây không chỉ là dạy tiếng mà còn hơn thế nữa. Dạy ngoại ngữ như trao cho người học 1 chiếc chìa khóa để họ có thể mở được cánh cửa về văn hóa, đất nước và con người nói thứ tiếng đó".Bắt đầu công việc từ tháng 2.2008, đến nay chị Liên Hương đã trải qua năm thứ 16 dạy tiếng Việt tại NTU, trong đó năm thứ 15 chị đã được trao tặng giải thưởng giảng viên có thành tích giảng dạy xuất sắc. Điều này càng trở nên đặc biệt với một giảng viên dạy tiếng Việt trong đội ngũ hàng ngàn giảng viên của ngôi trường có những giáo sư từng đoạt giải Nobel.Tại NTU, tiếng Việt là môn tự chọn. Sinh viên bậc ĐH và sau ĐH có thể chọn học như một ngôn ngữ thứ 2. Những năm gần đây, phần đông sinh viên theo học đều có ba/mẹ là người Việt, nhưng thời điểm trước đó sinh viên chọn tiếng Việt vì các lý do khác, như mong muốn có cơ hội làm việc tại Việt Nam, hoặc tìm hiểu về văn hóa ẩm thực cũng như cộng đồng người Việt tại đây. Không chỉ ở bậc ĐH, từ năm 2019, tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ bắt buộc tại trường tiểu học và là một trong các ngoại ngữ tự chọn bậc THCS của Đài Loan.Nhìn lại chặng đường 16 năm dạy tiếng Việt, nữ giảng viên cho biết đã nhìn thấy nhiều thay đổi ở số lượng sinh viên nước ngoài khi lựa chọn học ngôn ngữ này. Chị Liên Hương nhớ lại:"16 năm trước, cả trường chỉ có một lớp tiếng Việt với khoảng dưới 10 sinh viên. Đến nay số lượng đã tăng dần lên hàng trăm sinh viên mỗi năm và tiếng Việt trở thành một trong các ngôn ngữ được đăng ký học nhiều nhất tại đây". Đáng nói, sinh viên theo học tiếng Việt không chỉ từ Đài Loan mà còn nhiều nước khác như Đức, Mỹ, Nhật, Hàn… "Dẫu chưa thể so sánh với một số ngoại ngữ chính khác nhưng một ngôn ngữ khu vực Đông Nam Á có vị trí như vậy trong trường ĐH thứ hạng của thế giới, thực sự là niềm tự hào rất lớn", nữ giảng viên người Việt bày tỏ.Không chỉ tăng về số lượng, vị thế của học phần tiếng Việt còn được nhìn nhận qua sự thay đổi về đối tượng người học. Nếu trước đây sinh viên Đài Loan và các nước trên thế giới đăng ký học nhiều, thì 5 - 7 năm trở lại đây ngày càng nhiều Việt kiều (có ba/mẹ người Việt) muốn quay lại học tiếng Việt. "Chỉ sau 1 - 2 năm theo học, nhiều em có thể nhắn tin, viết thư cho cô bằng tiếng Việt. Có những lần xúc động muốn rơi nước mắt khi nghe các em sử dụng câu: "em muốn về Việt Nam" thay vì nói "em muốn đi Việt Nam". Cảm động không phải chỉ vì các em đã hiểu rõ sự khác nhau trong nghĩa của 2 từ "đi" và "về" mà còn bởi tình cảm các em hướng về quê hương", cô Liên Hương bày tỏ trong sự xúc động.Bằng cả tâm huyết của mình, nữ giảng viên nói thêm: "Không chỉ quảng bá tiếng Việt, mình mong muốn qua công việc này sẽ giúp các thế hệ Việt kiều trẻ F2 hiểu sâu sắc hơn về quê hương Việt Nam. Các em có thể gọi tên, viết báo cáo và giới thiệu về quê hương của người sinh thành ra mình. Đó là những viên gạch rất nhỏ góp phần xây dựng nên cây cầu vô hình với quê hương của hơn 5 triệu Việt kiều khắp thế giới. Vì những lẽ đó mà những giảng viên dạy tiếng Việt tại đây, trong đó có mình, đều không xem đây là công việc đơn thuần, mà như một sứ mệnh".Giấc mơ thuở nhỏ được trở thành 1 kiến trúc sư không thành, nhưng nữ giảng viên Nguyễn Thị Liên Hương có thể không biết rằng mình đã vô tình trở thành một kiến trúc sư về xây dựng ngôn ngữ và văn hóa.Không chỉ tham gia công việc giảng dạy, chị Nguyễn Thị Liên Hương còn được biết đến là tác giả của nhiều giáo trình bằng tiếng Việt được xuất bản tại Đài Loan và Mỹ. Chia sẻ về 2 công việc này, cô Liên Hương nhìn nhận: "Nếu việc giảng dạy tiếng Việt có ảnh hưởng chỉ đến với số lượng sinh viên nhất định, thì thông qua việc viết sách có thể truyền tải hơn nhiều".Nữ tác giả quan niệm: "Ngôn ngữ và văn hóa là hai phạm trù đan xen với nhau. Khi bạn tương tác với một ngôn ngữ khác, điều đó có nghĩa là bạn cũng đang tương tác với văn hóa sử dụng ngôn ngữ, vì vậy trong những cuốn sách của mình, chị đã đưa vào rất nhiều yếu tố văn hóa. Chẳng hạn, giới thiệu ẩm thực 3 miền, việc sử dụng những từ kính ngữ trong bữa cơm gia đình - sự kết nối đầu tiên trong mỗi gia đình người Việt…".Có lẽ viết sách với tâm thế đó, Xin chào Việt Nam đã trở thành tập sách tiếng Việt bán chạy nhất tại Đài Loan và được lên bảng xếp hạng đứng thứ 2 trong những sách ngoại ngữ mới xuất bản khi phát hành năm 2016. Năm 2021, chị cùng với Nhà xuất bản Tuttle lần đầu cho phát hành quyển Từ điển tiếng Việt bằng tranh (Vietnamese Picture Dictionary) ở Mỹ. Đây là ấn bản tiếp theo trong tủ sách dạy và học Việt ngữ được chị thực hiện khi ở Đài Loan. Thông qua quyển sách này, tác giả lại nhận được nhiều gửi gắm và khẳng định của độc giả qua thư.Đến nay, chị Liên Hương đã tham gia biên soạn và chủ biên hơn 16 cuốn giáo trình dạy tiếng Việt, sách về văn hóa Việt Nam. Cùng với viết sách, chị còn là đồng dịch giả của nhiều tác phẩm văn học kinh điển của Việt Nam (đã được chuyển thể thành bản truyện tranh) sang tiếng Trung như: Dế mèn phiêu lưu ký, Lá cờ thêu 6 chữ vàng…Với kinh nghiệm làm việc liên ngành và chất giọng truyền cảm, nữ giảng viên còn được mời tham gia dẫn chương trình cho bản tin thời sự tiếng Việt của Cục Di trú Đài Loan NIA và Đài truyền hình PTS Đài Loan. Mỗi thứ sáu hằng tuần, khán giả kênh truyền hình này lại biết đến chị trong vai trò một biên tập viên thời sự.